Hằng năm, đến ngày rằm tháng Tám âm lịch, khắp phố phường rực rỡ ánh đèn lồng, người người nhà nhà sum vầy bên nhau. Tết trung thu là lễ hội truyền thống văn hoá và đầy màu sắc của người Việt. Nhưng có lẽ rằng, ít ai trong chúng ta biết rõ nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục của ngày Tết Trung Thu. Cùng Golden Smile Communication tìm hiểu nhé!
Nguồn gốc của ngày Tết Trung thu
Tết Trung Thu là gì? Tết Trung Thu được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Tết Đoàn Viên, Tết Trông Trăng, Lễ hội đèn lồng. Diễn ra vào mỗi dịp rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây là dịp mọi người khắp mọi nơi trên đất nước tổ chức nhiều sự kiện rước đèn, phá cỗ. Điều này mang trong mình những tín ngưỡng văn hoá và tình yêu thương gia đình.
Sự tích Trung Thu tại Trung Quốc
Có nhiều sự tích về ngày này, một số cho rằng Tết Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc, bắt đầu từ đời nhà Ðường. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong bộ dạng một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất. Và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng. Nhà vua đặt ra Tết Trung thu, sau đó ngày Tết này du nhập vào Việt Nam.
Sự tích Tết đoàn viên tại Việt Nam
Hay một sự tích khác về ngày này đó là sự tích chú Cuội – chị Hằng. Thường được truyền miệng và kể cho trẻ con nghe. Tuy nhiên, được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Có nhiều hoạt động như hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.
Ý nghĩa của Tết Trung thu
Không chỉ cho trẻ con được vui chơi mà còn có ý nghĩa quan trọng. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình dù bận rộn cũng cố gắng sắp xếp để quây quần bên nhau. Cùng nhau thưởng thức những món bánh thơm ngon nhâm nhi ly trà nóng. Luôn trao nhau những cái ôm, những tình cảm yêu thương. Một số nhà còn chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ để dâng kính gia tiên, bày tỏ lòng tri ân thành kính. Với mong muốn tổ tiên phù hộ cho một năm sung túc và bình an.
Đây còn là ngày của trẻ em, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu. Mua và trang trí nhà cửa với những chiếc đèn lồng đủ hình dạng, màu sắc. Mâm cỗ trung thu thường có các loại bánh quen thuộc như bánh trung thu, bánh dẻo, bánh pía,… Những đứa trẻ có 1 ngày để thỏa thích vui chơi. Nếu ngày xưa thì cùng nhau rước đèn lồng, ngày nay thì có nhiều địa điểm vui chơi hơn. Ví dụ như trung tâm thương mại, phố đèn lồng, công viên,..
Phong tục ngày Tết Trung thu
Những phong tục tiêu biểu của ngày Tết Trung thu:
Rước đèn
Hình ảnh những chiếc đèn lồng luôn hiện hữu khắp phố phường. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu. Nó vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm Trung thu. Ngày xưa, đèn lồng làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Ngày nay, đèn lồng được sáng tạo với nhiều hình dáng và chất liệu hơn. Đem lại sự thích thú cho các em nhỏ.
Rước đèn là một trong những phong tục không thể thiếu và được các em nhỏ ở cả nông thôn và thành thị yêu thích. Vào đêm trăng rằm, các bé sẽ ở mọi nhà sẽ cùng nhau rước đèn khắp các các con đường của làng quê, phố phường và ngân nga những ca khúc mang đậm sắc màu của ngày Tết Trung thu.
Múa lân
Múa lân là một trong những phong tục diễn ra vào ngày Tết Trung thu ở Việt Nam. Hình ảnh những chú lân tượng trưng cho điềm lành. Vì vậy múa lân vào đêm trung thu với mong muốn đem lại phước lành và niềm vui. Những điệu nhảy hòa cùng tiếng trống đem lại một đêm trung thu nhộn nhịp.
Phá cỗ
Phá cỗ là một hoạt động không thể thiếu trong ngày này. Tùy vào gia đình mà mâm cỗ mỗi nhà sẽ có những món khác nhau. Nhưng món không thể thiếu đó chính là bánh trung thu. Dường như món bánh này là một trong những hình ảnh đặc trưng của Tết Trung thu. Khi ánh trăng dần lên cao đến đỉnh đầu là lúc mọi người cùng cắt bánh. Cùng chia cho nhau để thưởng thức, một đêm trăng. Cứ vậy mà trôi qua trong tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc gia đình.
Golden Smile Communication xin gửi lời chúc đến toàn thể quý khách
Một mùa Trung thu nữa đã đến, không khí trung thu đang dần chớm nở khắp mọi nẻo đường Việt Nam. Trung thu là tết của tình thân, là cơ hội để mỗi chúng ta bày tỏ tình cảm với tổ ấm của mình.
Nhân dịp Trung thu năm nay, kính chúc những vị quý khách hàng kính quý của Golden Smile Communication lời chúc trung thu ấm áp và hạnh phúc nhất. Hi vọng quý khách sẽ có những giây phút tuyệt vời trong đêm trăng rằm cùng người thân, bạn bè của mình.
Đồng thời, Golden Smile Communication xin gửi lời chúc chân thành đến toàn thể các anh/chị cán bộ công nhân viên, chúc mọi người có một đêm trăng tròn ấm áp và trọn vẹn bên những người thân yêu. Cảm ơn vì những đóng góp và nỗ lực của mọi người.
Tất cả là động lực lớn thúc đẩy Golden Smile Communication phát triển hơn nữa các sản phẩm của mình, đem tới cho quý khách những lựa chọn hoàn hảo nhất. Chúc quý khách Trung thu 2023 đoàn viên, gắn kết!
Hotline: 091 250 1400
Trụ sở chính: 629-631 Nguyễn Kiệm, Phường 02, Quận Phú Nhuận
Email: gsc@goldensmile.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/goldensmile.team