Liệu có phải vải áo thun có GSM càng cao thì áo sẽ càng chất lượng? Vậy GSM trong áo thun nói lên điều gì? Hãy để Golden Smile Communication cung cấp thêm thông tin để quá trình chọn lựa áo thun được chuẩn xác hơn nhé!
Định Lượng Vải Gsm Là Gì?
Trong ngành dệt may, từ “GSM” là viết tắt của “grams per square meter”. Có nghĩa là số gram vải trong mỗi mét vuông, sử dụng để đo mật độ của vải. Ví dụ: nếu một mảnh vải áo thun có kích thước 1m x 1m và nặng 200 gram, thì GSM của nó sẽ là 200.
Số GSM của vải ảnh hưởng đến độ dày, độ bền của vải. GSM được dùng để phân loại vải: vải nhẹ, vải trung bình, vải nặng (ranh giới phân chia có thể dao động nhưng không đáng kể). Giá trị và chất lượng của vải cũng được xác định bởi định lượng GSM.
1. Đặc Điểm Định Lượng Vải Gsm
- GSM có thể ảnh hưởng đến độ dày của vải áo thun, nhưng không nói lên các yếu tố khác như độ bền độ co giãn, độ mịn của vải. Các yếu tố này phụ thuộc vào chất liệu dệt nên vải.
- Trên cùng một kích thước, cùng một định lượng vải GSM vải cotton chắc chắn sẽ thấm hút tốt hơn vải polyester. Vì vải cotton được dệt từ sợi bông tự nhiên trong khi đó vải polyester được dệt từ sợi tổng hợp.
- Định lượng GSM càng cao thì vải sẽ càng dày (điều này chỉ đúng nếu so sánh cùng một loại vải).
- Có thể sẽ có sai số nhỏ trong quá trình tính định lượng vải bởi các yếu tố khác nhau như độ ẩm,…
2. Các Đơn Vị Đo Lường Vải Thông Dụng
- Gam trên mét vuông -g/m2: Qua định nghĩa về định lượng vải GSM là gì (Gram per Square Meter) có thể dễ dàng xác định được đơn vị của GSM là g/m2. Đơn vị gam trên mét vuông là đơn vị thể hiện trọng lượng vải trên một đơn vị diện tích. Đây là đơn vị được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới để đo lường định lượng vải.
- Gam trên thước -g/y2: Gam trên thước là đơn vị thể hiện trọng lượng vải trên một đơn vị chiều dài (một thước tương đương khoảng 0.91 mét). Đơn vị đo lường thường được sử dụng để đo định lượng vải trong các nhà máy.
- Ounce trên thước vuông – oz/yd2: Giống như định lượng vải GSM, Ounce trên thước vuông cũng là đơn vị đo lường thể hiện trọng lượng vải trên một đơn vị diện tích. Đơn vị này được sử dụng phổ biến hơn ở nước Anh.
3. Dựa Vào Đâu Để Đánh Giá Chất Lượng Của Vải?
Nếu chỉ dựa vào trọng lượng vải không thể đánh giá được chất lượng vải. Để đánh giá chất lượng vải cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó có thể dựa vào mật độ sợi vải. Mật độ sợi vải được hiểu là số lượng sợi trên 10cm2 của vải. Đây là yếu tố quan trọng thứ tư trong quy trình sản xuất vải, quyết định chất lượng vải. Ngoài ra, chất lượng vải áo thun ảnh hưởng bởi chất liệu dệt, công nghệ và quá trình sản xuất.
>>> XEM THÊM: SẢN PHẨM MAY MẶC
Tại Sao Cần Tính Định Lượng Vải? Mức Độ Quan Trọng Của Việc Tính Định Lượng Vải Thun
1. Để So Sánh Và Lựa Chọn Vải Áo Thun Phù Hợp
Định lượng vải GSM cho biết độ dày, độ nặng của vải. Các yếu tố này ảnh hưởng sự thoải mái, độ bền, và độ thẩm mỹ của vải. Từ đó hiểu rõ định lượng vải giúp ích trong việc chọn vải phù hợp với mục đích sử dụng. Trong đó định lượng vải áo thun được chia làm 3 nhóm:
- Vải có định lượng GSM thấp (dưới 150 GSM). Thường là vải mỏng, nhẹ, mềm mại và thoáng mát. Vải có định lượng thấp thường được dùng làm vải áo thun, áo sơ mi, váy, quần short. Và các trang phục mùa hè vì tính mỏng, nhẹ, mềm mại và thoáng mát, sẽ đem lại sự thoải mái cho người sử dụng.
- Vải có định lượng GSM trung bình (từ 150 đến 350 GSM). Thường là vải có độ dày vừa phải, có độ bền. Vải có định lượng GSM trung bình thích hợp để may áo len, áo khoác, quần jeans, quần tây và các trang phục mùa thu và mùa đông.
- Vải có định lượng GSM cao (trên 350GSM). Thường là vải dày, nặng, có độ cứng và ấm. Vải có định lượng cao thích hợp để may áo lông, áo da, chăn, mền và các trang phục mùa đông lạnh.
2. Để Kiểm Tra Chất Lượng Và Độ Bền Của Vải
Định lượng vải GSM cũng là một chỉ số để kiểm tra chất lượng và độ bền của vải. Vải có định lượng GSM cao không đường nghĩa là vải chất lượng cao. Vì chất lượng vải còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như loại sợi, cách dệt và xử lý vải. Tuy nhiên, vải có định lượng quá thấp hoặc quá cao đều có thể làm giảm chất lượng và độ bền của vải.
Ví dụ, vải có định lượng GSM quá thấp thường dễ bị sờn, rách, xù lông, co rút. Vải có định lượng GSM quá cao có thể bị cứng, nặng, khó giặt và lâu khô, gây bất tiện cho người sử dụng. Do đó, việc tính định lượng vải là vô cùng cần thiết. Giúp người sản xuất và người tiêu dùng kiểm tra và kiểm soát chất lượng, độ bền của vải.
Công Thức Tính Định Lượng Vải Chuẩn
1. Công Thức Tính Định Lượng Vải Gsm
Như tên gọi GSM là gam trên mét vuông – g/m2, từ đó những thông số cần xác định để có thể tính định lượng vải đó là:
- Khổ vải là chiều dài x chiều rộng của tấm vải, đơn vị đo là mét. Ví dụ một tấm vải có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 2m và 1m. Vậy tấm vải đó sẽ có khổ vải là 2m.
- Định lượng là số mét vải trên mỗi kilogram, đơn vị định lượng vải là m/kg (mét trên kilogram).
Công thức tổng quát để tính định lượng vải GSM:GSM= 1000/ (Khổ vải x Định lượng).
Ví dụ: Một tấm vải có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 2m và 1m, định lượng loại vải đó là 2.75m/kg. Tấm vải đó có định lượng vải là 1000/ (2x1x2.75)= 200 gsm.
2. Các Công Cụ Định Lượng Gsm
Để tính GSM của vải áo thun bên cạnh việc áp dụng công thức. Ở các xưởng dệt hoặc nhà sản xuất lớn thường sử dụng các công cụ như: đục trọng lượng và cân trọng lượng cho công tác đo định lượng vải GSM.
Đục trọng lượng gồm một khối gồm dao cắt và trục xoay. Dụng cụ này tạo ra những miếng vải tròn có diện tích 100cm2. Nằm dưới đục trọng lượng còn có đế cao su. Giúp giữ miếng vải không bị xê dịch và đảm bảo tỷ lệ chính xác.
Khi mà vải sau khi cắt, được cho vào bàn cân của cân trọng lượng. Đây là loại cân điện tử có độ tính xác rất cao, được sử dụng trong xưởng dệt.
Công Thức Quy Đổi Định Lượng Vải Giữa G/M2, G/Y, Oz/Yd2
Ngoài công thức dựa trên mét, còn có một số đơn vị đo tương tự như G/Y, Oz/Yd2, dưới đây là công thức quy đổi:
Hotline: 091 250 1400
Trụ sở chính: 629-631 Nguyễn Kiệm, Phường 09, Quận Phú Nhuận
Email: gsc@goldensmile.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/goldensmile.team